Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính. Cơn hen thường không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tất cả bệnh nhân HPQ đều có thời gian ổn định và những khoảng thời gian bệnh nặng nề hơn.

Cơn hen thay đổi mà thay đổi theo mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột (ví dụ gió lạnh, ẩm ướt và bão) có thể gây khởi phát cơn hen ở một số người. Những thay đổi này có thể làm tăng lượng phấn hoa, bụi,…trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen khởi phát ở những người mắc hen có liên quan đến dị ứng. 

Bên cạnh đó, không khí lạnh có thể gây viêm đường hô hấp nên người bệnh cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột.

Trần Vinh

Thời tiết thay đổi có gây cơn hen không?

Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính. Cơn hen thường không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tất cả bệnh nhân HPQ đều có thời gian ổn định và những khoảng thời gian bệnh nặng nề hơn.

Cơn hen thay đổi mà thay đổi theo mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột (ví dụ gió lạnh, ẩm ướt và bão) có thể gây khởi phát cơn hen ở một số người. Những thay đổi này có thể làm tăng lượng phấn hoa, bụi,…trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen khởi phát ở những người mắc hen có liên quan đến dị ứng. 

Bên cạnh đó, không khí lạnh có thể gây viêm đường hô hấp nên người bệnh cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột.

Trần Vinh

Đọc thêm..
Có rất nhiều chất trong không khí có khả năng gây khởi phát cơn hen, ví dụ:

- Khói thuốc lá, sương mù

- Nước hoa hoặc dầu thơm mùi mạnh
Nước hoa hoặc tinh dầu mạnh có khả năng khởi phát cơn hen

- Các hóa chất tẩy rửa

- Lông súc vật

Lông động vật có khả năng gây cơn hen

- Khí SO2, ozon cao trong không khí

- Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ

Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ có khả năng gây hen

- Phấn hoa, bào tử nấm

Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về sự xuất hiện, mức độ nặng của cơn hen và sự phản ứng của từng cá thể đối với các tác nhân kích thích khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của cơn hen và đáp ứng với điều trị.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản

Các chất nào có thể gây khởi phát cơn hen?

Có rất nhiều chất trong không khí có khả năng gây khởi phát cơn hen, ví dụ:

- Khói thuốc lá, sương mù

- Nước hoa hoặc dầu thơm mùi mạnh
Nước hoa hoặc tinh dầu mạnh có khả năng khởi phát cơn hen

- Các hóa chất tẩy rửa

- Lông súc vật

Lông động vật có khả năng gây cơn hen

- Khí SO2, ozon cao trong không khí

- Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ

Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ có khả năng gây hen

- Phấn hoa, bào tử nấm

Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về sự xuất hiện, mức độ nặng của cơn hen và sự phản ứng của từng cá thể đối với các tác nhân kích thích khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của cơn hen và đáp ứng với điều trị.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản
Đọc thêm..
Dị nguyên là các yếu tố kích thích làm gây ra hen dị ứng ví dụ như các loại bụi nhà, hóa chất nghề nghiệp, phấn hoa, lông gia súc, các thuốc (aspirin)…

Dị nguyên là các yếu tố kích thích gây hen suyễn

Yếu tố khởi phát là những yếu tố có khả năng gây ra cơn HPQ như tinh thần căng thẳng, stress, thời tiết thay đổi, gắng sức.

Tất cả dị nguyên đều là yếu tố khởi phát và biểu hiện những cơn hen đều liên quan đến yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố khởi phát đều là dị nguyên. Người bệnh nên nắm rõ các yếu tố dị nguyên gây ra các cơn hen để có thể phòng tránh. 

Trần Vinh

Dị nguyên và yếu tố khởi phát trong bệnh Hen phế quản khác nhau như thế nào?

Dị nguyên là các yếu tố kích thích làm gây ra hen dị ứng ví dụ như các loại bụi nhà, hóa chất nghề nghiệp, phấn hoa, lông gia súc, các thuốc (aspirin)…

Dị nguyên là các yếu tố kích thích gây hen suyễn

Yếu tố khởi phát là những yếu tố có khả năng gây ra cơn HPQ như tinh thần căng thẳng, stress, thời tiết thay đổi, gắng sức.

Tất cả dị nguyên đều là yếu tố khởi phát và biểu hiện những cơn hen đều liên quan đến yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố khởi phát đều là dị nguyên. Người bệnh nên nắm rõ các yếu tố dị nguyên gây ra các cơn hen để có thể phòng tránh. 

Trần Vinh
Đọc thêm..
Hensuyễn đến nay được coi là một bệnh nan y, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh. Phân loại hen suyễn giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp và có những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.


Phân loại theo độ tuổi:


1. Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Nhiều trẻ được chẩn đoán mắc hen từ rất nhỏ, đây được cho là loại bệnh hen suyễn xảy ra do trẻ nhạy cảm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường: bụi nhà, lông thú, phấn hoa, mùi hóa chất,…tình trạng này có thể do di truyền.


Các chất gây dị ứng có thể gây ra một phản ứng miễn dịch, khiến cho các tế bào đường hô hấp bị phù nề và gây ra các phản ứng hen.


2. Hen suyễn ở người trưởng thành



Hen ở người trưởng thành được hiểu là bệnh hen ở người từ 20 tuổi trở lên. Hen ở người trưởng thành có tỷ lệ nữ cao hơn nam và thường ít phổ biến hơn so với bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Hen trưởng thành


Theo các thống kê, có đến 50% bệnh hen ở người lớn khởi phát có liên quan đến dị ứng. Thời gian dài tiếp xúc với hóa chất, thuốc, bụi gỗ có thể gây ra bệnh hen ở người trưởng thành.




Phân loại theo nguyên nhân:


1. Bệnh hen do tập luyện

 
Hen do vận động

Nếu bạn bị ho, thở khò khè hoặc có cảm giác nặng ngực, hụt hơi trong hoặc sau khi tập thể dục thì bạn có thể đã mắc hen do tập luyện. Cũng giống như các bệnh nhân mắc hen thuộc các nhóm khác, người bị hen do tập luyện gặp khó khăn khi thở do thiếu oxy ra vào và việc tiết chất đờm, nhầy ngày một tăng lên.


80% người bệnh hen suyễn thường gặp cơn hen khi tập luyện thể thao nhưng những người bị hen do tập luyện hầu như không bao giờ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.


2. Hen do ho

 
Hen do ho

Hen do ho là một trong những dạng hen khó chẩn đoán nhất. Các bác sĩ phải loại bỏ những khả năng khác: viêm phế quản mãn tính, sốt hay viêm xoang,…Trong trường hợp này, ho có thể xảy ra không đi kèm các triệu chứng hen khác. 


3. Hen do nghề nghiệp

 
Hen do lao tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng

Đây là loại hen suyễn được kích hoạt bởi sự tiếp xúc lâu dài với các chất gây dị ứng như hóa chất, hơi, khói, bụi,…hay virus cúm, động vật, phấn hoa, độ ẩm, nhiệt độ hay stress. Bệnh hen do nghề nghiệp có xu hướng xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu một công việc mới và chấm dứt không lâu sau khi họ không làm việc đó nữa.


Phân loại theo mức độ bệnh:



1. Hen cấp tính:

 
Cơn hen xảy ra đột ngột làm người bệnh có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, đau tức ngực,…có thể xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với một yếu tố kích thích, cơn hen xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ cải thiện khi dùng thuốc cắt cơn.


2. Bệnh hen mãn tính:



Hen thể nặng còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc nhóm corticoid, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân hen thể nặng thường xuyên gặp các triệu chứng: đờm, ho, khò khè, khó thở, thường xuyên gặp các cơn hen và có thể phải nhập viện cấp cứu.


Hoài Thu (theo familydoctor.org)



Có bao nhiêu loại bệnh hen suyễn?

Hensuyễn đến nay được coi là một bệnh nan y, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh. Phân loại hen suyễn giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp và có những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.


Phân loại theo độ tuổi:


1. Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Nhiều trẻ được chẩn đoán mắc hen từ rất nhỏ, đây được cho là loại bệnh hen suyễn xảy ra do trẻ nhạy cảm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường: bụi nhà, lông thú, phấn hoa, mùi hóa chất,…tình trạng này có thể do di truyền.


Các chất gây dị ứng có thể gây ra một phản ứng miễn dịch, khiến cho các tế bào đường hô hấp bị phù nề và gây ra các phản ứng hen.


2. Hen suyễn ở người trưởng thành



Hen ở người trưởng thành được hiểu là bệnh hen ở người từ 20 tuổi trở lên. Hen ở người trưởng thành có tỷ lệ nữ cao hơn nam và thường ít phổ biến hơn so với bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Hen trưởng thành


Theo các thống kê, có đến 50% bệnh hen ở người lớn khởi phát có liên quan đến dị ứng. Thời gian dài tiếp xúc với hóa chất, thuốc, bụi gỗ có thể gây ra bệnh hen ở người trưởng thành.




Phân loại theo nguyên nhân:


1. Bệnh hen do tập luyện

 
Hen do vận động

Nếu bạn bị ho, thở khò khè hoặc có cảm giác nặng ngực, hụt hơi trong hoặc sau khi tập thể dục thì bạn có thể đã mắc hen do tập luyện. Cũng giống như các bệnh nhân mắc hen thuộc các nhóm khác, người bị hen do tập luyện gặp khó khăn khi thở do thiếu oxy ra vào và việc tiết chất đờm, nhầy ngày một tăng lên.


80% người bệnh hen suyễn thường gặp cơn hen khi tập luyện thể thao nhưng những người bị hen do tập luyện hầu như không bao giờ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.


2. Hen do ho

 
Hen do ho

Hen do ho là một trong những dạng hen khó chẩn đoán nhất. Các bác sĩ phải loại bỏ những khả năng khác: viêm phế quản mãn tính, sốt hay viêm xoang,…Trong trường hợp này, ho có thể xảy ra không đi kèm các triệu chứng hen khác. 


3. Hen do nghề nghiệp

 
Hen do lao tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng

Đây là loại hen suyễn được kích hoạt bởi sự tiếp xúc lâu dài với các chất gây dị ứng như hóa chất, hơi, khói, bụi,…hay virus cúm, động vật, phấn hoa, độ ẩm, nhiệt độ hay stress. Bệnh hen do nghề nghiệp có xu hướng xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu một công việc mới và chấm dứt không lâu sau khi họ không làm việc đó nữa.


Phân loại theo mức độ bệnh:



1. Hen cấp tính:

 
Cơn hen xảy ra đột ngột làm người bệnh có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, đau tức ngực,…có thể xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với một yếu tố kích thích, cơn hen xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ cải thiện khi dùng thuốc cắt cơn.


2. Bệnh hen mãn tính:



Hen thể nặng còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc nhóm corticoid, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân hen thể nặng thường xuyên gặp các triệu chứng: đờm, ho, khò khè, khó thở, thường xuyên gặp các cơn hen và có thể phải nhập viện cấp cứu.


Hoài Thu (theo familydoctor.org)



Đọc thêm..
Hen phế quản (suyễn) là một bệnh dị ứng, phế quản nhạy cảm và phản ứng mạnh đối với các yếu tố kích thích, gây các triệu chứng như khó thở và có tiếng rít khi thở hay còn gọi là tiếng “cò cử”. Bạn không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng bạn có thể khống chế được hen suyễn.

Bệnh suyễn hoàn toàn không lây vì nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn hay vi- rut. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn mang tính gia đình và có di truyền. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì cũng nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh.

Bệnh Hen suyễn hoàn toàn không lây

Khi bạn biết họ hàng của bạn có người bị suyễn, bạn có thể phòng bệnh cho con của bạn bằng cách:

- Không hút thuốc khi mang thai.

- Cả mẹ và bé nên tránh xa khói thuốc.

- Đeo khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng các loại bao chống bụi cho quần áo, vật dụng của con, đặc biệt là nệm, gối.

- Không cho mèo và các loại thú có lông khác vào nhà bạn.

Khắc Việt (biên tập)

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không ?

Hen phế quản (suyễn) là một bệnh dị ứng, phế quản nhạy cảm và phản ứng mạnh đối với các yếu tố kích thích, gây các triệu chứng như khó thở và có tiếng rít khi thở hay còn gọi là tiếng “cò cử”. Bạn không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng bạn có thể khống chế được hen suyễn.

Bệnh suyễn hoàn toàn không lây vì nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn hay vi- rut. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn mang tính gia đình và có di truyền. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì cũng nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh.

Bệnh Hen suyễn hoàn toàn không lây

Khi bạn biết họ hàng của bạn có người bị suyễn, bạn có thể phòng bệnh cho con của bạn bằng cách:

- Không hút thuốc khi mang thai.

- Cả mẹ và bé nên tránh xa khói thuốc.

- Đeo khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng các loại bao chống bụi cho quần áo, vật dụng của con, đặc biệt là nệm, gối.

- Không cho mèo và các loại thú có lông khác vào nhà bạn.

Khắc Việt (biên tập)
Đọc thêm..

Xử trí như thế nào khi bị khó thở?

Trường hợp cấp tính như dị vật đường thở, hen suyễn cấp tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Việc chần chừ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Khó thở triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm
Để xác định khó thở là triệu chứng của một bệnh cần dựa vào mức độ, hoàn cảnh gây khó thở như khó thở kéo dài và dai dẳng, khó thở khi gắng sức hay nghỉ ngơi, khó thở khi nằm hay có kèm theo các triệu chứng khác (đau ngực; toát mồ hôi; sốt; ho ra đờm có màu vàng, xanh,…). Người bệnh nên đến khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên khoa (chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tai mũi họng…).
Nên đi gặp bác sĩ khi có các cơn khó thở
Sau khi khám bệnh, người bệnh nên thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Tuyệt đối, không nên tự mua thuốc để điều trị, bất luận là thuốc Tây y hay thuốc Đông y hoặc thuốc Nam. Bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn làm bệnh nặng thêm hoặc nguy hiểm thêm, chưa nói đến tốn kém về mặt kinh tế. Cần đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được kiểm soát và khống chế bệnh tốt hơn.

Theo Sức khỏe đời sống
Xem  thêm >> Khó thở - Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm! – P2


Xem video "Không còn đờm, ho, khó thở nhờ Bảo Khí Khang"



Khó thở - Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm! – P3

Xử trí như thế nào khi bị khó thở?

Trường hợp cấp tính như dị vật đường thở, hen suyễn cấp tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Việc chần chừ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Khó thở triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm
Để xác định khó thở là triệu chứng của một bệnh cần dựa vào mức độ, hoàn cảnh gây khó thở như khó thở kéo dài và dai dẳng, khó thở khi gắng sức hay nghỉ ngơi, khó thở khi nằm hay có kèm theo các triệu chứng khác (đau ngực; toát mồ hôi; sốt; ho ra đờm có màu vàng, xanh,…). Người bệnh nên đến khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên khoa (chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tai mũi họng…).
Nên đi gặp bác sĩ khi có các cơn khó thở
Sau khi khám bệnh, người bệnh nên thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Tuyệt đối, không nên tự mua thuốc để điều trị, bất luận là thuốc Tây y hay thuốc Đông y hoặc thuốc Nam. Bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn làm bệnh nặng thêm hoặc nguy hiểm thêm, chưa nói đến tốn kém về mặt kinh tế. Cần đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được kiểm soát và khống chế bệnh tốt hơn.

Theo Sức khỏe đời sống
Xem  thêm >> Khó thở - Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm! – P2


Xem video "Không còn đờm, ho, khó thở nhờ Bảo Khí Khang"



Đọc thêm..

Ở bệnh nhân bệnh phổi, khó thở xảy ra thường khi hô hấp bị trở ngại, cơ hô hấp bất thường, phổi không co giãn bình thường, yếu cơ hô hấp…Sau đây là một số bệnh hay gặp:

Hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi
- Hen suyễn là một bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Khó thở trong hen suyễn thường ở thì thở ra, xuất hiện đột ngột. Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, thường phải vịn tay vào thành giường để thở. Sau cơn khó thở có ho hoặc không ho và khạc ra nhiều đờm, đờm có thể rắn, keo lại như tép bưởi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc gặp yếu tố thuận lợi (dị nguyên) thì cơn hen xuất hiện. 
 
COPD - hay gặp ở người cao tuổi và có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.
Bệnh nhân COPD bị các rối loạn về cơ học hô hấp, thể tích phổi bất thường và rối loạn trao đổi khí. Ban đầu chỉ khó thở nhẹ nhưng nặng dần lên, môi tím, mệt mỏi. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi và có tiền sử nghiện hút thuốc lá, thuốc lào.

Bệnh viêm phế quản - phổi cũng gây khó thở, xảy ra một cách từ từ, kèm theo thường là sốt cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em (nhất là trẻ còi xương suy dinh dưỡng), người già và người suy giảm miễn dịch (người mắc bệnh AIDS).
Bệnh khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm
Khó thở cũng gặp ở những người bệnh khí phế thũng, tâm phế mạn. Trong các bệnh này người bệnh khó thở gần như thường xuyên, môi tím (do thiếu dưỡng khí), mệt mỏi…
Dị vật đường thở là một bệnh gây khó thở ở thì hít vào điển hình do không khí khó hoặc rất khó vào phổi vì tắc nghẽn do dị vật. Cơn khó thở xảy ra đột ngột, mặt môi tím đen, có tiếng cò cử, ngạt thở dữ dội, vã mồ hôi, nửa giờ sau dị vật xuống thấp hơn thì khó thở nhẹ dần. Khó thở do dị vật có thể gặp trong bệnh bạch hầu thanh quản (đây là bệnh bạch hầu ác tính do vi khuẩn Corynebacterium diphterie gây ra). Trong bệnh này do giả mạc phủ kín, đầy niêm mạc thanh quản và khí quản kèm theo phù nề gây khó thở cấp tính phải cấp cứu ngay.
Khó thở cũng gặp ở bệnh nhân phù phổi cấp do bệnh của tim như hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, tăng huyết áp tim trái…
Ngoài ra, một số bệnh như đau dây thần kinh liên sườn, chấn thương lồng ngực, bệnh đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm thanh quản hoặc bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo lắng…) hoặc do urê máu cao, toan máu cũng có khả năng gây khó thở.


Theo Sức khỏe đời sống

Khó thở - Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm! – P2


Ở bệnh nhân bệnh phổi, khó thở xảy ra thường khi hô hấp bị trở ngại, cơ hô hấp bất thường, phổi không co giãn bình thường, yếu cơ hô hấp…Sau đây là một số bệnh hay gặp:

Hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi
- Hen suyễn là một bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Khó thở trong hen suyễn thường ở thì thở ra, xuất hiện đột ngột. Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, thường phải vịn tay vào thành giường để thở. Sau cơn khó thở có ho hoặc không ho và khạc ra nhiều đờm, đờm có thể rắn, keo lại như tép bưởi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc gặp yếu tố thuận lợi (dị nguyên) thì cơn hen xuất hiện. 
 
COPD - hay gặp ở người cao tuổi và có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.
Bệnh nhân COPD bị các rối loạn về cơ học hô hấp, thể tích phổi bất thường và rối loạn trao đổi khí. Ban đầu chỉ khó thở nhẹ nhưng nặng dần lên, môi tím, mệt mỏi. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi và có tiền sử nghiện hút thuốc lá, thuốc lào.

Bệnh viêm phế quản - phổi cũng gây khó thở, xảy ra một cách từ từ, kèm theo thường là sốt cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em (nhất là trẻ còi xương suy dinh dưỡng), người già và người suy giảm miễn dịch (người mắc bệnh AIDS).
Bệnh khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm
Khó thở cũng gặp ở những người bệnh khí phế thũng, tâm phế mạn. Trong các bệnh này người bệnh khó thở gần như thường xuyên, môi tím (do thiếu dưỡng khí), mệt mỏi…
Dị vật đường thở là một bệnh gây khó thở ở thì hít vào điển hình do không khí khó hoặc rất khó vào phổi vì tắc nghẽn do dị vật. Cơn khó thở xảy ra đột ngột, mặt môi tím đen, có tiếng cò cử, ngạt thở dữ dội, vã mồ hôi, nửa giờ sau dị vật xuống thấp hơn thì khó thở nhẹ dần. Khó thở do dị vật có thể gặp trong bệnh bạch hầu thanh quản (đây là bệnh bạch hầu ác tính do vi khuẩn Corynebacterium diphterie gây ra). Trong bệnh này do giả mạc phủ kín, đầy niêm mạc thanh quản và khí quản kèm theo phù nề gây khó thở cấp tính phải cấp cứu ngay.
Khó thở cũng gặp ở bệnh nhân phù phổi cấp do bệnh của tim như hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, tăng huyết áp tim trái…
Ngoài ra, một số bệnh như đau dây thần kinh liên sườn, chấn thương lồng ngực, bệnh đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm thanh quản hoặc bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo lắng…) hoặc do urê máu cao, toan máu cũng có khả năng gây khó thở.


Theo Sức khỏe đời sống

Đọc thêm..

Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh ở bộ máy hô hấp, tim mạch…

Người ta chia khó thở làm hai loại: cấp tính và mạn tính. Những cơn khó thở cấp nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong rất nhanh.

Khó thở cấp:

Khó thở gấp trẻ em
-Ở trẻ em nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường hô hấp trên
Khó thở cấp ở người lớn
-Ở người lớn, nguyên nhân hay gặp nhất là suy tim trái, viêm phổi, hen phế quản

Khó thở mạn: 

Thường là khó thở khi gắng sức sau thành khó thở cả khi nghỉ ngơi. Khó thở do tim và phổi là hai nguyên nhân thường gặp nhất.
Khó thở thường kèm ho, cò cử ở trẻ em
-Hen phế quản: khó thở thường kèm ho và cò cử
Hen tim do suy tim trái cấp
- Hen tim do suy tim trái cấp: thường có cơn kịch phát về đêm.

Khó thở - Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm! – P1


Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh ở bộ máy hô hấp, tim mạch…

Người ta chia khó thở làm hai loại: cấp tính và mạn tính. Những cơn khó thở cấp nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong rất nhanh.

Khó thở cấp:

Khó thở gấp trẻ em
-Ở trẻ em nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường hô hấp trên
Khó thở cấp ở người lớn
-Ở người lớn, nguyên nhân hay gặp nhất là suy tim trái, viêm phổi, hen phế quản

Khó thở mạn: 

Thường là khó thở khi gắng sức sau thành khó thở cả khi nghỉ ngơi. Khó thở do tim và phổi là hai nguyên nhân thường gặp nhất.
Khó thở thường kèm ho, cò cử ở trẻ em
-Hen phế quản: khó thở thường kèm ho và cò cử
Hen tim do suy tim trái cấp
- Hen tim do suy tim trái cấp: thường có cơn kịch phát về đêm.
Đọc thêm..

Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tới phế quản, làm thu hẹp đường thở dẫn khí vào và ra khỏi phổi.

Thú nuôi, phán hoa, vi khẩn... là tác nhân gây ra các cơn hen cấp tính.
Khi một bệnh nhân hen tiếp xúc với các chất kích thích đường thở (dị nguyên), các cơ bao quanh phế quản sẽ thu hẹp lại khiến phế quản nhỏ hơn, lớp niêm mạc phế quản viêm và phù nề. Đôi khi, đờm nhày được sản suất, khiến đường thở trở nên nhỏ hơn, gây khó thở và dẫn đến các triệu chứng hen.

Nguyên nhân cụ thể gây hen suyễn rất khó xác định

Bạn có nguy cơ cao mắc hen nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, chàm hoặc dị ứng. Tuy nhiên, tiền sử bệnh của gia đình, kết hợp với các yếu tố môi trường nhất định có thể ảnh hưởng hoặc không tới việc mắc hen.
Những thay đổi trong dinh dưỡng, lối sống và môi trường sống có thể góp phần vào sự gia tăng hen suyễn trong vài thập kỷ qua. Ô nhiễm môi trường có thể làm các triệu chứng hen suyễn nặng hơn và có thể đóng vai trò nhất định trong việc gây nên bệnh hen suyễn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ hút thuốc lá khi mang thai làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hen ở trẻ nhỏ. Tương tự vậy, trẻ có cha mẹ hút thuốc lá có nhiều khả năng mắc bệnh hen hơn các trẻ khác.
Cơn hen cấp có thể xuất hiện sau khi một đợt nhiễm trùng do virus và các chất kích thích trong môi trường làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây hen ở những người nhất định (được gọi là hen nghề nghiệp).

Các triệu chứng hen suyễn thường gặp:

- Ho.
- Khò khè.
- Tức ngực, nặng ngực.
Không phải tất cả bệnh nhân đều trải qua tất cả các triệu chứng trên. Một vài người xuất hiện các triệu chứng trên từ từ theo thời gian, một vài người lại trải qua tất cả các triệu chứng cùng một lúc. 
Phi Sơn (Theo Astma.org)

Những điều cần biết về hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tới phế quản, làm thu hẹp đường thở dẫn khí vào và ra khỏi phổi.

Thú nuôi, phán hoa, vi khẩn... là tác nhân gây ra các cơn hen cấp tính.
Khi một bệnh nhân hen tiếp xúc với các chất kích thích đường thở (dị nguyên), các cơ bao quanh phế quản sẽ thu hẹp lại khiến phế quản nhỏ hơn, lớp niêm mạc phế quản viêm và phù nề. Đôi khi, đờm nhày được sản suất, khiến đường thở trở nên nhỏ hơn, gây khó thở và dẫn đến các triệu chứng hen.

Nguyên nhân cụ thể gây hen suyễn rất khó xác định

Bạn có nguy cơ cao mắc hen nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, chàm hoặc dị ứng. Tuy nhiên, tiền sử bệnh của gia đình, kết hợp với các yếu tố môi trường nhất định có thể ảnh hưởng hoặc không tới việc mắc hen.
Những thay đổi trong dinh dưỡng, lối sống và môi trường sống có thể góp phần vào sự gia tăng hen suyễn trong vài thập kỷ qua. Ô nhiễm môi trường có thể làm các triệu chứng hen suyễn nặng hơn và có thể đóng vai trò nhất định trong việc gây nên bệnh hen suyễn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ hút thuốc lá khi mang thai làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hen ở trẻ nhỏ. Tương tự vậy, trẻ có cha mẹ hút thuốc lá có nhiều khả năng mắc bệnh hen hơn các trẻ khác.
Cơn hen cấp có thể xuất hiện sau khi một đợt nhiễm trùng do virus và các chất kích thích trong môi trường làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây hen ở những người nhất định (được gọi là hen nghề nghiệp).

Các triệu chứng hen suyễn thường gặp:

- Ho.
- Khò khè.
- Tức ngực, nặng ngực.
Không phải tất cả bệnh nhân đều trải qua tất cả các triệu chứng trên. Một vài người xuất hiện các triệu chứng trên từ từ theo thời gian, một vài người lại trải qua tất cả các triệu chứng cùng một lúc. 
Phi Sơn (Theo Astma.org)
Đọc thêm..